Lượt xem: 2093

Một số ý kiến đóng góp văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Tập tài liệu dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dày hơn 300 trang, thể hiện tập trung trí tuệ của Ban soạn thảo, sự đóng góp nhiều lần của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Dự thảo 4 nội dung báo cáo đã đánh giá đúng thực tế, phân tích chính xác tình hình đất nước ta trong nhiệm kỳ 5 năm qua.

    Dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm nổi bật và nhận định tổng quát mang tính khái quát cao. Nhất là khẳng định những thành tựu có ý nghĩa to lớn sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên cần làm rõ tác động của tệ quan liêu tham nhũng, sự tha hóa của một bộ phận cán bộ đảng viên, có cả một số lãnh đạo cấp trung ương đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, đến niềm tin của Nhân dân. Dù đã có sự trừng trị của pháp luật cũng như trong tổ chức đảng, nhưng tệ nạn này cần được bài trừ triệt để hơn nữa. Trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng cần có hình thức nghiêm khắc, kịp thời hơn khi xử lý về mặt Đảng và Chính quyền. Đề nghị cần nhấn mạnh đến vai trò trách nhiệm, tính tiên phòng gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên các cấp, để mỗi đảng viên xứng đáng là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như lời Bác Hồ dạy. Cần phải đào tạo, rèn luyện cho mỗi cán bộ đảng viên giữ gìn đạo đức cách mạng, công tác tốt, vững chuyên môn, có thực tài, nghĩa là cán bộ phải “vừa hồng vừa chuyên”.


Đảng ủy các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị đóng góp văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Nguồn soctrang online

    Mục 3, trang 65 cũng đã nhấn mạnh đến sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng. Đề nghị cần có cơ chế giám sát phòng chống và xử lý tham nhũng kịp thời, hiệu quả hơn nữa, để ngăn ngừa sự thất thoát quá lớn ngân sách, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

    Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII (trang 69 - 70), đề nghị cần nhấn mạnh thêm về việc quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, lâu dài.

    Bên cạnh đó, trong các giải pháp thực hiện 6 mục tiêu cần có sự kiên quyết xử lý những vi phạm về môi trường tự nhiên và xã hội.

    Tôi thống nhất cao với 3 đột phá chiến lược mà dự thảo báo cáo chính trị đề ra. Tuy nhiên, tôi có đề xuất điều chỉnh như sau:

    Thứ nhất, trang 53 mục 1 của phần XII, nói về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đã nhấn mạnh đến vai trò của từng giai cấp, tầng lớp, đưa ngay từ đầu câu, nhưng phần nói về thanh niên (trang 55) lại đưa cụm từ thanh niên ở cuối câu. Đề nghị nên đưa từ thanh niên vào từ đầu câu, sau dòng chữ Tăng cường giáo dục có thể chen vào từ thế hệ trẻ về lý lưởng cách mạng… sẽ rõ ràng và dễ theo dõi hơn.

    Thứ hai, trong báo cáo chính trị, một số đoạn, trang có nói đến hệ thống chính trị nhưng lại nhắc đến Đảng, Nhà nước trước cụm từ hệ thống chính trị (như trang 69) ghi “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Đề nghị điều chỉnh lại là: “Phát huy vai trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và Đảng viên, của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Mặt trận và các đoàn thể, để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

    Thứ ba, trong Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phá ttriển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021- 2030) (trang 83-161), tôi thống nhất với phần nhận định tổng quát và đánh giá bối cảnh thực hiện chiến lược cùng những nguyên nhân hạn chế, yếu kém. Đề nghị cần phân tích sâu nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội và con người, nhất là về an sinh xã hội, về vấn đề xóa đói giảm nghèo, về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, về việc xã hội hóa các cơ quan sự nghiệp, về giám sát và phản biện xã hội... Từ đó mới có thể có giải pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả hơn.

    Thứ tư, trong phần thứ hai về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tôi thống nhất với phương án 1 cũng như những nhận định về bối cảnh quốc tế và trong nước sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này. Mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu chủ yếu (trang 128 - 129) là phù hợp. 10 nhiệm vụ trọng tâm nêu ra trong phương hướng nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội là đầy đủ, mang tính cụ thể cao. Bên cạnh đó, đề nghị cần có quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của vùng, địa phương; tránh tiêu cực trong quá trình đào tạo, coi thi, chấm thi. Có kế hoạch dài hạn trong giải quyết lao động, việc làm và dạy nghề. Nên có chế độ lương, chính sách phù hợp để thu hút nhân lực có trình độ cao ở trong nước và nước ngoài về, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Trong phát triển  năng lượng, cần ưu tiên năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, năng lượng tái tạo. Đề nghị nên giảm dần và không nên xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than, sẽ gây nguy hiểm môi trường lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực, ảnh hưỡng đền việc nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi và trồng trọt, nhất là đối với khu vực kế cận nhà máy với bán kính khoảng 10km.

    Thứ năm, vấn đề xử lý môi trường rác thải, chất rắn (trang 211) cần có chỉ tiêu cho vùng nông thôn, tạo ý thức giữ gìn môi trường cho cộng đồng, nhất là tại các khu vực chợ, khu dân cư tập trung, trường học, bệnh viện v.v. Hiện nay, một số khu vực ở đô thị và vùng nông thôn còn khá nhiều trường hợp xả nước thải, đổ rác thải xuống sông rạch, gây ô nhiễm nguồn nước rất nhiều, ảnh hưởng cả sự phát triển hệ sinh thái của sông rạch và ven biển.

    Thứ sáu, đối với dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, đã thể hiện sự tổng hợp mang tính thuyết phục kết quả thực hiện và các chỉ tiêu mới đề ra cho 5 năm tới. Nhưng cần quan tâm nhiều hơn các giải pháp triển khai để khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau Covid-19.

    Thứ bảy, đối với dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII, tôi thống nhất cao với các phần trình bày trong dự thảo. Tuy nhiên, để tăng cường sức chiến đấu và vai trò tiên phong của đảng viên, tôi đề nghị cần nhấn mạnh đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, các lớp học chính trị từ cơ sở đến Trung ương phải đảm bảo đúng đối tượng và chất lượng của quá trình học tập, nhất là đối với trường hợp là cán bộ nguồn. Các vi phạm của cán bộ, đảng viên cần được xử lý kịp thời và nghiêm khắc hơn. Cán bộ đảng viên vi phạm bị kỷ luật khi điều chuyển phải bố trí vị trí thấp hơn vị trí cũ. Cần phòng chống và xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để các trường hợp cất nhắc không đúng quy định.

    Thứ tám, đối với công tác phát triển đảng viên, không nên chạy theo số lượng mà làm giảm chất lượng, ảnh hưởng đến sức mạnh của tổ chức đảng. Ngoài ra, đề nghị làm rõ hơn mối quan hệ, phương thức lãnh đạo, làm việc trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài ra, Điều lệ Đảng cần quy định thêm trường hợp hủy bỏ các chức danh của cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật cách chức hoặc bị cách hết các chức vụ, thì các giấy tờ người đã bị kỷ luật ký cho cán bộ, nhân viên cấp dưới trước đó sẽ được giải quyết như thế nào?

    Những vấn đề nêu trên cần được sự thuyết minh, lý giải kịp thời tạo sự thuận lợi và vận hành khoa học bộ máy của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Trịnh Công Lý



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 47
  • Hôm nay: 1565
  • Trong tuần: 68,885
  • Tất cả: 11,853,074